Thanh Long – Bạch Hổ – Chu Tước – Huyền Vũ và ý nghĩa, tác dụng trong phong thủy

Tứ tượng hay tứ thánh thú, là một khái niệm hình tượng bộ bốn trong khoa học thiên văn, triết học, phong thủy của phương Đông.

 thanh long rong xanh phong thuy Thanh Long – Bạch Hổ – Chu Tước – Huyền Vũ và ý nghĩa, tác dụng trong phong thủy
Một tượng bằng ngọc Đông Linh, giá trên 12 triệu đồng

Tứ tượng (Si Xiang) là bốn thánh thú trong các :

* Thanh Long của phương Đông
* của phương Nam
* của phương Tây
* của phương Bắc

Mỗi thánh thú cai quản một phương và tượng trưng cho một mùa, chúng có những đặc điểm và nguồn gốc riêng. Chúng được miêu tả đầy sinh động trong thần thoại và trí tưởng tượng của người Trung Hoa, và cả trong Manga và Anime của Nhật.

Tứ tượng được đặt cho những cái tên loài người tương ứng khi Đạo giáo trở nên phổ biến. Thanh long có tên là Mang Zhang (Mạnh Chương), Chu tước là Ling Guang (Lăng Quang), Bạch hổ là Jian Bing (Giám Binh), và Huyền vũ là Zhi Ming (Chấp Minh)

1. Huyền Vũ (Thuỷ)

Hình dạng khởi thủy của Huyền Vũ là con “vũ” màu đen, với Vũ là một linh vật kết hợp của rắn và rùa. Đây là linh vật rất cổ của Trung Hoa. Trong truyền thuyết về tổ của người Hồng Kông, Phục Hi là Tổ phụ, Nữ Oa là Tổ mẫu, thì Phục Hi có hình rắn, Nữ Oa có hình rùa. Sự kết hợp giữa rắn và rùa cho thấy một totem cổ đại từ xa xưa, tượng trưng cho sự Trường Tồn và Sức Mạnh.

 20 huyen vu Thanh Long – Bạch Hổ – Chu Tước – Huyền Vũ và ý nghĩa, tác dụng trong phong thủy

Huyền Vũ (玄武) là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Hồng Kông, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, , triết học.

“Chòm Huyền Vũ (rùa và rắn đen) gồm: Đẩu (cua), Ngưu (trâu), Nữ (dơi), Hư (chuột), Nguy (én), Thất (heo) và Bích (nhím)”

Hình tượng Huyền Vũ có liên quan mật thiết đến một vị thần có vị trí rất cao trong Đạo giáo là Huyền Thiên Trấn Vũ đại đế, ông còn các danh xưng khác: Thượng đế tổ sư, Đãng ma thiên tôn, Hỗn nguyên giáo chủ, Bắc cực huyền linh đại đế. Ông có 2 con vật thiêng là , tượng trưng cho sự trường tồn và trí tuệ. Vì vậy chữ “Vũ” trong “Huyền Vũ” ở đây với nghĩa là “sức mạnh” gồm cả rùa và rắn (tiếng Anh dịch là Warrior).

2. Bạch Hổ (Phong)

Bạch Hổ là có tượng là hình con hổ (虎), có màu trắng (bạch, 白) là màu của hành Kim ở phương Tây, do đó tương ứng với mùa thu.

20 bach ho Thanh Long – Bạch Hổ – Chu Tước – Huyền Vũ và ý nghĩa, tác dụng trong phong thủy

Bạch Hổ cũng là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Hồng Kông, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học.
“Chòm Bạch Hổ (cọp trắng)gồm: Khuê (sói), Lâu (chó), Vị (trĩ), Mão (gà), Tất (quạ), Chủy (khỉ) và Sâm (vượn)”

3. Thanh Long (Lôi)

Thanh Long (青龍) hay Thương Long là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Hồng Kông, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, âm dương, triết học.

20 thanh long Thanh Long – Bạch Hổ – Chu Tước – Huyền Vũ và ý nghĩa, tác dụng trong phong thủy

Trong thiên văn, Thanh Long chỉ cung gồm 7 chòm sao phương đông trong , đó là:

* Giác Mộc Giảo (sao Giác)
* Cang Kim Long (sao Cang)
* Đê Thổ Lạc (sao Đê)
* Phòng Nhật Thố (sao Phòng)
* Tâm Nguyệt Hồ (sao Tâm)
* Vĩ Hỏa Hổ (sao Vĩ)
* Cơ Thủy Báo (sao Cơ)

Trong đó Giác là hai sừng của rồng, Cang là cổ của rồng, Đê là chân trước của rồng, Phòng là bụng của rồng, Tâm là tim của rồng, Vĩ là đuôi của rồng, Cơ là phân của rồng. Bảy chòm sao này xuất hiện giữa trời tương ứng với mùa xuân.

Hai sao Phòng và Tâm là gần nhau nhất trong cung Thanh Long, có nhiều đặc điểm tương đồng về độ sáng, cấu tạo, chu kỳ, … nên thời được ví như hai chị em sinh đôi.

Thanh Long là linh vật thiêng liêng bậc nhất trong Tứ tượng( thần thú), thời cổ đại gọi là Thương Long, có tượng là hình rồng (long, 龍), có màu xanh (thanh, 青) màu của hành Mộc ở phương Đông, do đó tương ứng với mùa xuân

4. Chu tước (Hỏa)

Chu Tước (朱雀) là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Hồng Kông, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học Phương Đông.

20 chu tuoc Thanh Long – Bạch Hổ – Chu Tước – Huyền Vũ và ý nghĩa, tác dụng trong phong thủy

Trong thiên văn, Chu Tước chỉ cung gồm 7 chòm sao phương nam trong Nhị thập bát tú, đó là:

* Tỉnh Mộc Hãn (sao Tỉnh)
* Quỷ Kim Dương (sao Quỷ)
* Liễu Thổ Chương (sao Liễu)
* Tinh Nhật Mã (sao Tinh)
* Trương Nguyệt Lộc (sao Trương)
* Dực Hỏa Xà (sao Dực)
* Chẩn Thủy Dẫn (sao Chẩn)

Trong đó Tỉnh tượng hình mỏ chim, Quỷ tượng hình mào chim, Liễu tượng hình diều chim, Tinh tượng hình cổ chim, Trương tượng hình bụng chim, Dực tượng hình cánh chim, Chẩn tượng hình đuôi chim.

3 sao Liễu, Tinh, Trương có vị trí gần nhau nhất trong cung Chu Tước thường xuất hiện cùng lúc trên bầu trời tạo thành một đường thẳng.

Chu Tước thời cổ còn gọi là Chu Điểu (朱鳥, con chim màu đỏ) là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con chim sẻ (tước 雀), có màu đỏ (chu, 朱) là màu của hành Hỏa ở phương Nam, do đó tương ứng với mùa hạ.

Nguồn: Phong Thủy Học

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>

\n
Vat Pham Phong Thuy Facebook Chat